TẤT CẢ VỀ OPENSTACK TRONG ĐIỆN TOÁN ĐÁM MÂY - CLOUD

OpenStack là một phần mềm mã nguồn mở, dùng để triển khai Cloud Computing, bao gồm private cloud và public cloud (Open source software for building private and public clouds)
  1. Sơ lược về Openstack:

    Một vài thông tin vắn tắt về OpenStack để các bạn nắm được

    • OpenStack là một dự án mã nguồn mở dùng để triển khai private cloud và public cloud, nó bao gồm nhiều thành phần (tài liệu tiếng anh gọi là project con) do các công ty, tổ chức ,lập trình viên tự nguyện xây dựng và phát triển. Có 3 nhóm chính tham gia: Nhóm điều hành, nhóm phát triển và nhóm người dùng.
    • OpenStack hoạt động theo hướng mở: (Open) Công khai lộ trình phát triển, (Open) công khai mã nguồn …
    • Tháng 10/2010 Racksapce và NASA công bố phiên bản đầu tiên của OpenStack, có tên là OpenStack Austin, với 2 thành phần chính ( project con) : Compute (tên mã là Nova) và Object Storage (tên mã là Swift)
    • Các phiên bản OpenStack có chu kỳ 6 tháng. Tức là 6 tháng một lần sẽ công bố phiên bản mới với các tính năng bổ sung.
    • Tính đến nay có 9 phiên bản của OpenStack bao gồm: Austin, Bexar, Cactus, Diablo, Essex, Folsom, Grizzly, Havana.
    • Tên các phiên bản được bắt đầu theo thứ tự A, B, C, D …trong bảng chữ cái.
    • Dự kiến phiên bản tiếp theo có tên là Icehouse, sẽ công bố vào tháng 04/2014
    • Tính đến thời điểm viết bài này phiên bản hiện tại là OpenStack Havana (công bố tháng 10/2013) . Tham khảo thêm tại đây về các phiên bản ,
    • Các thành phần (project con) có tên và có mã dự án đi kèm, với Havana gồm 9 thành phần sau:
      • Compute (code-name Nova)
      • Networking (code-name Neutron)
      • Object Storage (code-name Swift)
      • Block Storage (code-name Cinder)
      • Identity (code-name Keystone)
      • Image Service (code-name Glance)
      • Dashboard (code-name Horizon)
      • Telemetry (code-name Ceilometer)
      • Orchestration (code-name Heat)

    – OpenStack là một platform điện toán đám mây nguồn mở hỗ trợ cả public clouds và private clouds. Nó cung cấp giải pháp xây dựng hạ tầng điện toán đám mây đơn giản, có khả năng mở rộng và nhiều tính năng phong phú.
    – Có 3 nhóm chính tham gia: Nhóm điều hành, nhóm phát triển và nhóm người dùng.
    – OpenStack hoạt động theo hướng mở: Công khai lộ trình phát triển, công khai mã nguồn …
    – Tháng 10/2010 Rackspace và NASA công bố phiên bản đầu tiên của OpenStack, có tên là OpenStack Austin, với 2 thành phần chính (Project) : Compute (tên mã là Nova) và Object Storage (tên mã là Swift)
    – Các phiên bản OpenStack có chu kỳ 6 tháng. Tức là 6 tháng một lần sẽ công bố phiên bản mới với các tính năng bổ sung.
    – Tính đến nay có 13 phiên bản của OpenStack bao gồm: Austin, Bexar, Cactus, Diablo, Essex, Folsom, Grizzly, Havana, Icehouse, Juno, Kilo, Liberty, Mitaka.Tên các phiên bản được bắt đầu theo thứ tự A, B, C, D …trong bảng chữ cái.
  2. Kiến trúc của Openstack:
    Kiến trúc tổng quan của OpenStack được chia thành 3 tầng:
    – Tầng ứng dụng (Your Application):
     Các ứng dụng/phần mềm sử dụng OpenStack
    – Tầng Hypervisor (Standard Hardware): Phần ứng máy chủ đã được ảo hóa để chia sẻ cho người dùng.
    – Dịch vụ OpenStack (Openstack Shared Services): Các thành phần cơ bản như Dashboard, Compute, Networking, API, Storage.
  3. Các thành phần của Openstack: OpenStack không phải là một dự án đơn lẻ mà là một nhóm các dự án nguồn mở nhằm mục đích cung cấp các dịch vụ cloud hoàn chỉnh. OpenStack chứa nhiều thành phần:
    – OpenStack compute: là module quản lý và cung cấp máy ảo. Tên phát triển của nó Nova. Nó hỗ trợ nhiều hypervisors gồm KVM, QEMU, LXC, XenServer… Compute là một công cụ mạnh mẽ mà có thể điều khiển toàn bộ các công việc: networking, CPU, storage, memory, tạo, điều khiển và xóa bỏ máy ảo, security, access control. Bạn có thể điều khiển tất cả bằng lệnh hoặc từ giao diện dashboard trên web.–  OpenStack Glance:là OpenStack Image Service, quản lý các disk image ảo. Glance hỗ trợ các ảnh Raw, Hyper-V (VHD), VirtualBox (VDI), Qemu (qcow2) và VMWare (VMDK, OVF). Bạn có thể thực hiện: cập nhật thêm các virtual disk images, cấu hình các public và private image và điều khiển việc truy cập vào chúng, và tất nhiên là có thể tạo và xóa chúng.
    – OpenStack Object Storage: dùng để quản lý lưu trữ. Nó là một hệ thống lưu trữ phân tán cho quản lý tất cả các dạng của lưu trữ như: archives, user data, virtual machine image … Có nhiều lớp redundancy và sự nhân bản được thực hiện tự động, do đó khi có node bị lỗi thì cũng không làm mất dữ liệu, và việc phục hồi được thực hiện tự động.
    – Dentity Server: quản lý xác thực cho user và projects.
    – OpenStack Netwok: là thành phần quản lý network cho các máy ảo. Cung cấp chức năng network as a service. Đây là hệ thống có các tính chất pluggable, scalable và API-driven.
    – OpenStack dashboard: cung cấp cho người quản trị cũng như người dùng giao diện đồ họa để truy cập, cung cấp và tự động tài nguyên cloud. Việc thiết kế có thể mở rộng giúp dễ dàng thêm vào các sản phẩm cũng như dịch vụ ngoài như billing, monitoring và các công cụ giám sát khác.
  4. Mô hình giải pháp của Openstack
    a. Mô hình giải pháp: Điện toán đám mây OpenStack được các nhà cung cấp dịch vụ phát triển qua 3 giải pháp:
    – IaaS (Infrastructure as a service): cung cấp/cho thuê cơ sở hạ tầng như thuê máy chủ…
    – PaaS (Platform as a service): cung cấp nền tảng để phát triển ứng dụng
    – SaaS (Software as a service): cung cấp khả năng truy cập phần mềm linh hoạt như HCM,CRM…
    b. Mô hình triển khai:
    – Private Cloud: sử dụng trong một doanh nghiệp và không chia sẻ với bất kỳ ai nằm ngoài doanh nghiệp đóng

    – Public Cloud:
     các dịch vụ trên nền tảng điện toán đám mây được dành cho cá nhân, tổ chức cùng thuê và sử dụng chung tài nguyên
    – Hybrid Cloud: mô hình lai giữa public cloud và private cloud
    – Community Cloud: các dịch vụ được các công ty cùng hợp tác xây dựng và cung cấp cho cộng đồng sử dụng
  5. Đặc điểm nổi bật của Openstack:
    Với OpenStack, Cloud có khả năng phục vự và đáp ứng nhu cầu người dùng một cách toàn diện:
    – Thời gian boot máy ảo, cài đặt cực kỳ nhanh chóng
    – Giảm tối đa thời gian downtime
    – Trang dashboard quản trị dễ dàng, thân thiện với người dùng
    – Khả năng co dãn, đàn hồi của tài nguyên (nâng lên – hạ xuống CPU,RAM)
    – Tự đo lường khả năng sử dụng dịch vụ bằng cách giám sát, dự phòng
    – Tài nguyên được người dùng tự mua, lắp đặt và phân bổ theo nhu cầu
    – Khả năng phục hồi và sao lưu dữ liệu hoàn toàn tự động
    – Khả năng phục hồi và sao lưu dữ liệu hoàn toàn tự động
    – Tốc độ đọc dữ liệu vượt trội với ổ cứng SSD siêu tốc
  6. Cloud server Openstack tại IDC VNPT
    – Hệ thống Private Cloud VNPT cung cấp máy chủ ảo sử dụng công nghệ điện toán đám mây OpenStack kết hợp với Hypervisor KVM và CEPH hiện đại.
    – Tích hợp giao diện Portal quản trị và người dùng
    – Quy trình tạo máy ảo đơn giản, ít thao tác
    – Tính năng quản lý người dùng chặt chẽ
    – Tìm kiếm thông tin tiện lợi và nhanh chóng
    – Tự động gửi mail thông tin máy ảo cho người dùng
    – Giao diện quản trị dễ sử dụng, giám sát tài nguyên cho từ máy chủ ảo.